Thủ tục nhận tiền BHXH khi người hưởng lương hưu qua đời
Dữ liệu từ blockchain cho thấy ngày 10.3, một thợ đào Bitcoin độc lập đã dùng thiết bị khai thác tiền mã hóa bỏ túi để giải được khối blockchain thứ 887.212 của Bitcoin và nhận về phần thưởng trị giá 263.000 USD. Theo Con Kolivas, nhà sáng lập nhóm khai thác Bitcoin solo.ckpool, xác suất của việc thợ đào đơn lẻ giành được khối trong ngày chưa đến 1 phần triệu. Nói cách khác, trung bình phải mất 3.500 năm để tìm thấy một khối như vậy. Thợ đào may mắn này dùng máy Bitaxe 480 gigahash mỗi giây (GH/s). Để so sánh, nhiều công ty khai thác tiền điện tử lớn đang dùng các máy đào có công suất trên 230.000 GH/s, mạnh gấp 480 thợ đào cá nhân.Khai thác Bitcoin là quá trình thợ đào cạnh tranh để giải các câu đố mật mã phức tạp nhằm xác thực giao dịch và bảo mật mạng blockchain. Người chiến thắng sẽ được thêm một khối vào blockchain và nhận về phần thưởng gồm Bitcoin mới và phí giao dịch. Khi càng nhiều người tham gia vào quá trình đào, tỷ lệ cạnh tranh trên toàn mạng càng cao, blockchain càng trở nên an toàn. Do cạnh tranh trên toàn mạng quá gay gắt, người đào Bitcoin đơn lẻ hiếm khi giải được các khối. Tỷ lệ người đào bằng giàn máy nhỏ nhận được phần thưởng càng hiếm. Để tăng sức mạnh tính toán, các thợ đào đã liên kết lại với nhau thành các pool. Họ dùng phần mềm kết nối với mạng Bitcoin để phân chia xử lý tính toán và chia đều phần thưởng nhận được.Dữ liệu từ blockchain cho thấy, thợ đào may mắn đã thu được tổng cộng 3,15 BTC khi giải bài toán trong khối 887.212. Phần thưởng bao gồm 3,125 Bitcoin từ khối và 0,025 Bitcoin khác từ phí giao dịch. Theo giá thị trường, số Bitcoin này trị giá khoảng 263.000 USD, tương đương 6,7 tỉ đồng.Hiện tại, hầu hết Bitcoin được khai thác từ các nhóm có quy mô lớn như Foundry USA. Đây là nơi thu hút phần lớn hashrate (đơn vị tính độ khó trong việc khai thác tiền mã hóa) từ các nhóm đào Bitcoin như Cipher Mining, Bitfarms và Hut 8.Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt đó, những người dùng máy đào Bitcoin bỏ túi hầu như không có lời. Một số máy đào siêu nhỏ được thiết kế theo phương thức mã nguồn mở để chống lại "tính bí mật và độc quyền" của ngành khai thác Bitcoin.Những tấm lòng vàng 29.8.2022
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.
Nguyễn Thùy Linh 'duyên nợ chồng chất' với tài năng trẻ cầu lông Indonesia
Trong quá trình di chuyển từ đường Phạm Hùng (H.Bình Chánh) đến đường Tạ Quang Bửu (Q.8), Đinh Huỳnh Long (24 tuổi), sống tại Q.11, TP.HCM đã gặp phải tình huống éo le khi chiếc xe máy hết xăng giữa đường.Không biết phải làm thế nào, Long nảy ra ý tưởng đặt một cuốc xe qua ứng dụng với giá 10.000 đồng và nhắn tin yêu cầu tài xế hỗ trợ mua xăng."Lúc đó mình chẳng còn lựa chọn nào khác, vì xung quanh không có cây xăng nào gần. Mình nghĩ nhờ tài xế giúp đỡ thì may ra mới có cách giải quyết", Long chia sẻ.Ban đầu, tài xế Nguyễn Trường (28 tuổi), sinh sống tại Q.Tân Phú khá phân vân khi nhận được yêu cầu này. "Lúc đầu mình cũng hơi ngại, không biết nên nhận lời hay không. Nhưng khi nghĩ đến tình huống khó khăn của Long, mình quyết định giúp đỡ", Trường cho biết.Từ điểm đón, Trường lái xe tìm cây xăng gần nhất, cách vị trí của Long đến 4 km. Sau 25 phút, Trường trở lại và đổ xăng cho chiếc xe máy. Dù nhận lời giúp, nhưng điều không dễ dàng với Trường là đường xá lúc đó đang kẹt xe. Trường phải vượt qua những đoạn đường đông đúc và chờ đợi tại các ngã tư, phương tiện nối đuôi nhau, khiến thời gian tìm cây xăng kéo dài hơn dự kiến. "Đôi khi phải chờ đợi, nhưng điều quan trọng là hoàn thành lời hứa", Trường chia sẻ.Trường nói thêm: "Mình nghĩ rằng dù mất một chút thời gian, nhưng việc giúp đỡ người khác là điều đúng đắn. Mình cảm thấy vui vì làm được điều tốt".Sau khi nhận được sự trợ giúp, Long vô cùng cảm kích và không quên cảm ơn tài xế, thậm chí còn gửi tặng một khoản tiền nhỏ để bày tỏ lòng biết ơn. "Mình rất may mắn khi gặp Trường. Trong tình huống khó khăn như vậy, mình không ngờ lại nhận được sự hỗ trợ từ một người hoàn toàn xa lạ”, Long nói thêm.Câu chuyện này truyền tải thông điệp về tình người và sự sẻ chia trong xã hội hiện đại. Bên cạnh sự tiện ích của các dịch vụ công nghệ, những hành động nhỏ nhưng đầy tình cảm như vậy vẫn là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.“Giữa bối cảnh công nghệ phát triển, những khoảnh khắc như thế này nhắc nhở chúng ta về giá trị của lòng nhân ái và sự giúp đỡ lẫn nhau, bất kể người quen hay không”, Long bộc bạch.Câu chuyện về hành động nghĩa tình của Trường khiến nhiều người liên tưởng đến những lần nhận được sự giúp đỡ từ người lạ. Nguyễn Tú Quỳnh, sinh viên Trường ĐH Văn Hiến, cũng từng trải qua một tình huống tương tự. Một buổi tối, khi đang trên đường về nhà, chiếc xe máy của Quỳnh bất ngờ hết xăng. "Lúc đó mình không biết phải làm sao vì xung quanh không có cây xăng nào gần. Đang loay hoay tìm cách giải quyết, một tài xế xe ôm công nghệ dừng lại và hỏi mình có cần giúp đỡ không", Quỳnh kể lại.Tài xế xe ôm sau khi nghe xong tình huống của Quỳnh, không ngần ngại nhận lời giúp đỡ. "Anh ấy đề nghị đi mua xăng giúp mình" Quỳnh nhớ lại..Cảm giác của Quỳnh lúc đó vô cùng xúc động. "Mình không nghĩ một người xa lạ lại có thể giúp đỡ như vậy. Dù chỉ là một hành động nhỏ, nhưng sự nhiệt tình của anh ấy đã làm mình cảm thấy rất ấm áp và bớt lo lắng. Sau khi xong xuôi, mình đã cảm ơn và gửi một khoản tiền nhỏ để bày tỏ lòng biết ơn, dù biết rằng hành động của anh ấy hoàn toàn xuất phát từ sự chân thành”, Quỳnh chia sẻ.Câu chuyện của Quỳnh không chỉ là một kỷ niệm đáng nhớ mà còn là minh chứng cho những hành động tử tế giữa những người xa lạ, giúp cô cảm thấy tin tưởng hơn vào sự sẻ chia trong xã hội hiện đại. "Mặc dù chúng ta sống trong một thế giới công nghệ với nhiều tiện ích, nhưng những khoảnh khắc như thế này mới thực sự mang lại cảm giác về tình người và sự kết nối thật sự", Quỳnh nói.
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.
Mời doanh nghiệp, người lao động tham gia tuyển dụng ở sàn việc làm ngành du lịch
Tối 15.3, Thanh Hằng cùng chồng là nhạc trưởng Trần Nhật Minh tham dự sự kiện sang trọng tại TP.HCM. Mặc bộ trang phục đen ôm sát, sao phim Mẹ chồng khéo léo khoe được eo thon và vẻ đẹp rực rỡ. Kiểu tóc và lối trang điểm của cô cũng nhận được nhiều lời khen trên mạng xã hội.Để tạo dấu ấn khi dự sự kiện này, Thanh Hằng đã lựa chọn bộ trang sức gồm vòng cổ trị giá khoảng 1,3 tỉ đồng và vòng tay hơn 1,1 tỉ đồng, tôn lên sự sang trọng. Tại sự kiện, không chỉ nổi bật với vẻ ngoài lộng lẫy, Thanh Hằng còn gây chú ý khi sánh bước bên chồng. Cặp sao khiến những người tham dự phải ngưỡng mộ với sự tình tứ, luôn tương tác ngọt ngào và đầy yêu thương. Cả hai không ngần ngại thể hiện tình cảm và sự gắn kết trước ống kính, tạo nên nhiều khoảnh khắc đầy cảm xúc và lãng mạn.Sự xuất hiện của Thanh Hằng và Trần Nhật Minh tại sự kiện tối qua khiến không khí thêm sôi nổi. Đây cũng là một trong những lần hiếm hoi nhạc trưởng đi sự kiện cùng người bạn đời. Lần gần nhất họ cùng xuất hiện là tại lễ trao giải Làn Sóng Xanh cách đây hơn 2 tháng. Nhạc trưởng Trần Nhật Minh khá bận rộn với công việc riêng nên ít khi tháp tùng Thanh Hằng đi các sự kiện của showbiz. Gần đây nhất, anh vừa chỉ huy dàn nhạc trong live concert của ca sĩ Hà Anh Tuấn tại TP.HCM. Trong đêm nhạc này, Thanh Hằng cũng có mặt ở hàng ghế khán giả để ủng hộ ông xã và những người bạn thân.Thanh Hằng khởi động năm 2025 bằng vai trò host và giám khảo Hoa khôi Sinh viên Việt Nam. Trong tháng 3 này, người đẹp 8X bận rộn với các hoạt động bên lề của cuộc thi. Bên cạnh đó, cô cũng sắp xếp thời gian dự các sự kiện của những nhãn hàng mình đang hợp tác.